Hotline mua hàng 0988 666 215 - 0976 117 002

Phân bón cây trồng ĐP

Ấn vào câu hỏi để xem câu trả lời

Trả lời

Ruồi vàng đục quả là đối tượng dịch hại nguy hiểm và khó trị của các loại cây ăn quả, nếu muốn ngăn ngừa ruồi các biện pháp thực hiện phải được tiến hành đồng loạt cộng đồng (nhiều nhà vườn xung quanh cùng làm một lúc) thì mới có hiệu quả cao. Một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

- Sau khi chớm đậu quả non có thể bao quả

- Nhặt các quả táo bị rụng đem chon sâu trong đất.

- Dùng bả Vizubon – D để trừ ruồi đực.

- Nếu bị nhiểm nặng có thể phun Regent 800 SC lưu ý thời gian cách ly.

Sản phẩm có thể mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp lớn tại địa phương.

Bác có thể liên hệ với ThS Bùi Văn Hiệu (ĐT: 0988.666.215) để được tư vấn. Hoặc truy cập Website để xem các sản phẩm của TT http://www.phanbondanphuong.com/ tại đây

Trả lời

Theo như anh trình bày thì chúng tôi có thể đoán ra 2 trường hợp, một là bị bệnh virus do các loại sâu chích hút truyền bệnh hai là do sâu vẽ bùa gây hại, hai loại gây hại trên cần phun một trong những thuốc trừ sâu sau: IMBURAD 300 WP, VICONDOR 700 WP…. Kết hợp với phun phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao. ThS. Bùi Văn Hiệu.

Trả lời

Theo hướng dẫn của Phòng Kỹ thuật BVTV Lâm Đồng về xử lý mọt đục cành cà phê:

1/ Về đặc điểm sinh sống và gây hại của mọt cà phê:

- Giai đọan trứng kéo dài 3-5 ngày, thường sau 4 ngày nở khoảng 80% trứng.

- Con cái đục vào cành bằng một lỗ nhỏ (1mm) ở mặt dưới của cành, xâm nhập vào giữa cành, đào một hầm ngầm và đẻ trứng ở đó. Mỗi ổ khoảng 30 - 50 trứng. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm.

- Mọt phát triển mạnh vào các tháng 3-6 hàng năm, chủ yếu phá hại trên cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (2-3 năm) trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh.

- Vòng đời của mọt đục cành: 30-35 ngày.

Trứng 5-6 ngày Sâu non 12-15 ngày

Nhộng 7-8 ngày Trưởng thành 16-19 ngày

- Cành bị hại khá rõ rệt, lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.

2/ Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác: Trồng cây che bóng. Nên cắt bỏ phần bị mọt hại và phải đốt tiêu hủy (chú ý phải cắt bỏ đồng loạt).

- Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc gốc: Abamectin (Tungatin 3.6EC); Abamectin 50g/l + Matrine 5g/ l(Amara 55EC), Emamectin benzoate (Tungmectin 1.9EC), Diazinon (Diaphos 50EC), Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC). ThS. Bùi Văn Hiệu.

Trả lời

Khổ qua bị xuống lá chân vàng là có thể là do thối rễ cây, khi đó cây sẽ bị tụt lá chân và vàng lá. Do rẫy không thoát nước tốt gây ứ động nước, khổ qua là một loại cây trồng cạn không chịu được nước nên rễ cây rất dễ bị thối. Khi trời mưa hoặc nước ngập quá 2 tiếng là cây sẽ chịu không nổi. Do đó, khi làm rảnh, làm líp cho cây thì nên làm rảnh cho thoát nước tốt sẽ hạn chế được hiện tượng kể trên. Khổ qua khi bị vàng lá chân thì ta có thể phun thuốc Tungsin -M 72 WP hoặc Tungmazeb 80 WP cộng thêm phân hay thuốc kích thích rễ. KS. Phan Phương Đại.

Trả lời

Ctytokinin 6-BAP tác động kích thích trực tiếp đến quá trình nảy chồi non ở cây, giúp tăng số lượng chồi mới từ 20-30 % so với cây không xử lý. Vì thế, Cytokinin được ứng dụng kích thích đối với cây trồng thu hoạch lá như chè, thuốc lá... và tăng nhảy nhiều chồi hoa như : hoa lan, hoa sứ, hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa giấy và các loại cây cảnh Bonsai... cho hiệu quả rất cao.

- Cytokinin là hormon thực vật quan trọng điều chỉnh quá trình GIÀ HÓA của cây, tăng cường sự hình thành chồi, KÉO DÀI TUỔI THỌ cho cây vì kích thích sự tổng hợp diệp lục tố.

- Cytokinin thúc đẩy mầm hoa và nở hoa, khơi dậy tính trạng hoa cái.

- Cytokinin thúc đẩy hạt giống mọc mầm của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý cytokinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ và chồi ngủ.

- Cytokinin khi phun xử lý trên các loại cây ăn trái sau mùa vụ, giúp cây phục hồi rất nhanh, kích thích cây đâm nhiều nhánh mới được ứng dụng trên các loại cây có múi như Bưởi da xanh, cam - quýt...hay cây lâu năm như sầu riêng, măng cụt, cũng như trên cây mãng cầu gai và mãng cầu ta.... tác dụng kích thích cây cho ra nhiều nhánh mới, tăng số lượng trái và phẩm chất nông sản đạt chất lượng cao.

- Cytokinin nâng cao khả năng chống chọi với bệnh hại, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho cây trồng.

- Ứng dụng Phun lên Rau củ và Quả chín sau thu hoạch giúp Bảo quản được lâu hơn 2-3 lần so với bình thường mà Không làm thay đổi tính chất của Rau, quả ( Chú ý hàm lượng <10 ppm)… Trả lời bởi : ThS. Bùi Văn Hiệu

Trả lời

Trong quá trình nhân giống cây bằng phương pháp giâm, chiết cành có một số cây trồng rất dễ ra rễ, song cũng ó nhiều cây trồng khó ra rễ, đặc biệt vào những lúc thời tiết không thuận lợi thì hầu như không ra rễ

Trong nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định cành giâm và cành chiết không có khả năng cho ra rễ là vì hàm lượng auxin nội sinh trong cành không đủ ho sự hình thành rễ nhanh chóng, ho nên muốn cho cành giâm , chiết hình thành rễ nhanh thì phải xử lý auxin bên ngoài.

Thực tế nghiên cứu cho thấy ngoài các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra rễ như IBA, α-NAA, còn cho thể bổ sung một số chất khác như axit nicotinic và các vitamin. Các chất này ở những nồng độ nhất định sẽ tạo thành chế phâm giâm chiết cành.

Có hai phương pháp xử lý auxin cho cành giâm, chiết:

1- Phương pháp xử lý nồng độ cao hay phương pháp xử lý nhanh. Nồng độ của auxin dao động từ 1.000 – 10.000 mg/lít. Nhúng phần gốc cành giâm vào dung dịch trong 3-5 giây rồi cắm vào giá thể. Đối với cành chiết thì dùng bông thấm dung dịch và bôi lên chỗ khoanh vỏ. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm.

2- Phương pháp nồng độ loãng hay phương pháp xử lý chậm. Nồng độ auxin sử dụng từ 20-200mg/lít. Ngâm phần gốc cành giâm vào dung dịch auxin 10 – 24h, sau đó cắm vào giá thể. Với cành chiết thì bôi vào chỗ khoanh vỏ và trộn dung dịch vào đất để bó bầu.ThS. Bùi Văn Hiệu.

Sản phẩm mua cùng